Cây bồ đề – thông tin chi tiết, báo giá, quy cách cây

Cây Bồ Đề có nguồn gốc ở Ấn Độ, Tây nam Trung Quốc và Đông Dương về phía đông tới Việt Nam . Cây được trồng nhiều ở đình, chùa hay làm cây bon sai và được rất nhiều người ưa thích.

1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY BỒ ĐỀ

cây bồ đề

Cây bồ đề bon sai

Tên thường gọi: Cây Bồ Đề, Lâm Vồ

Tên tiếng Anh: Mock Bodhi trees

Tên khoa học: Ficus rumphii hoặc Ficus religiosa

Họ thực vật: Moraceae (họ Dâu Tằm)

2.ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CÂY BỒ ĐỀ

cây bồ đề

Bồ đề được trồng nhiều ở các đền, đình, chùa

Cây bồ đề thuộc dạng thân cây nhẵn, vỏ có màu xám nhạt có thể bóc rời từng mảng lớn, có vảy và nang nhiều rễ, phân cành nhánh nhiều và cong xuống tạo thành tán lá rông, rậm và xòa, gỗ mềm, thớ mịm đều, nhẹ dễ chẻ.

Nhựa cây bồ đề màu trắng đục, có mùi thơm. Lá cây dạng hình thoi, tam giác hay hình trái tim và có đuôi ở chóp lá, khi còn non có màu đỏ hồng nhạt lúc trưởng thành chuyển sang màu xanh lục điểm tía. Phiến lá mỏng và giòn có từ 6-8 đôi gân, dài từ 12-18cm, rộng từ 7-10cm, cuống lá mảnh dài từ 5-8cm. tán lá thường rậm.

Hoa mang dạng cụm sung trên cây, hoa đơn tính nhỏ có hình cầu, có màu đỏ thường nở vào tháng 2kéo dài tới tháng 4, hoa đực có đĩa mật, ít hoa, gần nơi lỗ ở đỉnh ngọn, hoa đực không có cuống, đài hoa 2-3 thùy, bìa hoa lật xuống, hoa cái không có cuống, đài có 4 thùy, rộng dạng mũi giáo, hoa không có hương thơm.

Qủa có dạng như trái sung, không có cuống có đường kính khoảng 7-8 mm, khi còn non màu xanh khi chín thì màu đỏ xậm hay tím bầm pha trộn các chấm đỏ trên da, quả thường có vào tháng 5 hay tháng 6.

3.CÔNG DỤNG CỦA CÂY BỒ ĐỀ

cây bồ đề

Cây bồ đề xanh tươi

Cây Bồ Đề được sử dụng làm vật liệu tạo cây bonsai, tạo tiểu cảnh cho hòn non bộ, trồng ở các công viên, trên một số vỉa hè đô thị, khuôn viên công sở làm làm cây công trình đẹp, trồng làm cây bóng mát ở nhiều đình chùa, sân vườn hay làm đẹp cho các quán cafe, nhà hàng sân vườn, tạo cảnh quan xanh cho môi trường

Cây bồ đề được trồng trong đình, chùa, miếu, mạo…nó mang một ý nghĩa tâm linh to lớn, thiêng liêng. Nhưng hiện nay, câu bồ đề còn được những nghệ nhân uốn, cắt tỉa trồng theo dáng bon sai trong những chiếc chậu cảnh xinh đẹp dùng để làm cây trang trí rất đẹp nhé

Cây bồ đề còn cho gỗ tốt, gỗ mềm nhẹ, thớ gỗ mịn đều, ít cong vênh dễ xẻ và dễ chẻ nhỏ vì thế nó được dùng trong công nghệ làm giấy và làm tăm…Nhựa cây bồ đề có mùi thơm dịu nhẹ được dùng trong công nghiệp nước hoa.

Còn nếu trong y học làm thuốc chữa bệnh hen suyễn, tiểu đường, tiêu chảy, lở loét, tăng cường khả năng miễn dịch hoặc làm đồ thủ công mỹ nghệ, công nghệ chế biến véc ni và chế biến một số loại sơn đặc biệt nữa nhé.

4.YÊU CẦU KỸ THUẬT KHI TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY BỒ ĐỀ

cây bồ đề

Cây bồ đề xanh tươi

Cây bồ đề có khả năng thích nghi rộng, phát triển tốt trong điều kiện bình thường. Cây đòi hỏi ánh sáng và chịu rét tương đối khỏe, không chịu được nhiệt độ cao và khô hạn kéo dài. Cây phát triển mạnh trên đất ẩm, tơi xốp, đất trồng lúa nương sau 1-2 vụ.

Thay chậu : Cách 2 – 3 năm vào mùa xuân, trước khi các nụ bắt đầu căng phồng, với 60% đất, 10% than bùn, và 30% cát to.
Xén tỉa và giằng dây: Thực hiên công việc xén tỉa hệ thống rễ lần đầu cùng lúc khi chọn cắt tỉa phần trên của cây và thay chậu. Cắt giảm chỉ chừa lại hai lá trên các chồi non trong mùa gieo trồng. Có thể xác định vị trí của thân và các cành cây vào bất cứ lúc nào trong năm, những tốt nhất là từ mùa thu cho đến
mùa xuân. Bảo quản phần vỏ cây lúc giằng dây và thường xuyên kiểm tra để chắc chắn rằng dây giằng không cấn vào những cành cây đang phát triển nhanh.

Bón phân : Mỗi tháng một lần từ mùa xuân cho đến mùa thu và cách tháng một từ mùa thu cho đến mùa xuân.

Trên đây là các thông tin về cây bồ đề . Mong rằng bạn đã có những thông tin hữu ích . Chúc các bạn vui khỏe và luôn đồng hành cùng Vingarden .