3 CÁCH ĐỂ BẢO VỆ CÂY XANH ĐƯỜNG PHỐ MÙA MƯA BÃO

Trên đường phố, cây thường bị gãy đổ cành, bật gốc là hiện tượng rất thường thấy trên các đường phố vào mùa mưa bão. Vậy cần làm gì để đảm bảo sự an toàn giao thông, giữu vững được sự xanh mát tự nhiên.

Sau đây là 1 số cách để bảo vệ cây xanh đường phố mùa mưa bão:

  1. Lựa chọn cây xanh trồng đường phố.

Đường phố Hà Nội sau 5 năm thực hiện dự án trồng 1 triệu cây xanh

  • Chọn cây bóng mát trong danh sách cây trồng theo quy hoạch xây dựng đô thị, Không trồng các cây xanh nằm trong danh sách cấm hay hạn chế trồng khi chưa có phê duyệt
  • Không trồng những cây có chiều cao, kích thước tán quá lớn sẽ dễ bị gãy thân; cây có đường kính gốc nhỏ, bộ rễ không phát triển dễ bị bật gốc.
  • Tránh trồng cây rễ nổi, cây ăn quả, cây có gai nhọn, độc, giòn làm mất an toàn cho người và phương tiện.
  • Chọn trồng các cây có hệ rễ phát triển, thân dẻo dai, bền vững trước gió lớn: Me chua, mặc nưa, bằng lăng, giáng hương lá lớn, gõ mật…
  1. Cắt, mé, chống, bảo vệ cây xanh đường phố mùa mưa bão.
  • Cắt tỉa các cành nhánh, phát quang vòm, tán và hạ độ cao hệ thống cây xanh trên nhiều tuyến đường. Bên cạnh đó, thực hiện chằng chống những cây bị nghiêng, có nguy cơ ngã, đổ. Đối với cây trưởng thành, làm quang vòm, mỏng vòm lá, loại bỏ những tán lá thấp tạo sự thông thoáng; khống chế chiều cao, làm thấp đỉnh ngọn; phục hồi các cây có ngọn cắt tỉa không đúng cách.

Cần làm gì để bảo vệ cây xanh đường phố mùa mưa bão • Sài Gòn Hoa 2023

Làm quang vòm lá để bảo vệ cây xanh đường phố mùa mưa bão

  • Chăm sóc cây xanh đô thị định kỳ, cắt mé cành nhánh nặng tán, lấy nhánh khô, sửa cây nghiêng; bón phân, xử lý sâu bệnh để tăng tuổi thọ cho cây.
  • Để chủ động bảo vệ an toàn cho cây xanh và người đi đường, các máy móc, phượng tiện hạ đốn cần được chuẩn bị và luôn sẵn sàng khi cần thiết, cấp bách.
  1. Đốn hạ thay thế cây sâu bệnh
  • Đối với cây xanh già cỗi không còn đảm bảo an toàn và phù hợp với mục đích sử dụng phải lập kế hoạch đốn hạ và thay dần.

Đốn hạ cây xanh - Dịch Vụ Cây Xanh Ánh Bình

  • Hạ đốn, thay thế các cây xanh bị sâu bệnh, bong gốc, nghiêng, có dấu hiệu gãy đổ.
  1. Rà soát cây cổ thụ, cây nguy hiểm trên đường phố
  • Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên phát hiện cây nguy hiểm để có biện pháp xử lý kịp thời. Hạn chế những rủi ro của cây nguy hiểm bằng cách loại bỏ cành chết, gẫy.
  • Rà soát các cây cổ thụ, cây nguy hiểm, cấm trồng để có phương án thay thế kịp thời.

Sài Gòn sắp chia tay hàng cây trăm tuổi | Đọt Chuối Non

  • Cây xà cừ có rễ ăn ngang, lồi trên mặt đất (gây hư vỉa hè, mặt đường)
  • Trồng thay thế các cây xanh mới bị chết, các cây gãy ngọn, còi cọc; chống dựng những cây xanh bị nghiêng đảm bảo cây xanh sinh trưởng, phát triển tốt.
  1. Hạn chế dừng, đỗ xe khi mưa và gió lốc
  • Khuyến cáo người dân không dừng, đỗ, đứng dưới tán cây lớn, đặc biệt trong mùa mưa bão.

Ngăn chặn mối nguy hiểm từ cây xanh gãy đổ trong mùa mưa bão