Sưa đỏ còn có tên gọi khác là Trắc thối, Huỳnh đàn,.. Đây là loại cây ưa sáng, ưa đất sâu, dày, độ ẩm cao. Cây Sưa đỏ phân bố ở độ cao dưới 500m, nó có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh và sự khắc nghiệt của tự nhiên: mưa, nắng, gió, bão…
1. Giới thiệu chung về cây Sưa đỏ (Trắc thối)

– Tên thường gọi: Sưa đỏ
– Tên gọi khác: Trắc thối, Huê mộc vàng, Huỳnh đàn
– Tên khoa học: Dalbergia Tonkinensis Prain
– Họ thực vật: Fabaceae (học Đậu)
2. Đặc điểm cây Sưa đỏ (Trắc thối)
▼ Đặc điểm hình thái cây Sưa đỏ (Trắc thối)

– Sưa đỏ có thân dạng hợp trục, dáng phân tán
– Vỏ thân của cây có màu vàng nâu hay xám, nứt dọc
– Cành non có nhiều lông mịn thưa, màu xanh
– Lá Sưa mọc cách, là lá dạng kép lông chim lẻ, mỗi lá kép có từ 5-15 lá chét mọc so le trên cuống.
– Lá chét có đầu nhọn, đuôi tròn , mặt dưới phiến lá thường có màu tái trắng. Lá chét dài từ 6-9cm, rộng từ 3-5cm: cuống chính và các cuống lá chét không có lông, phiến lá chét cũng không lông
– Hoa cây Sưa đỏ mọc ra từ nách lá. Là loại hoa tự tán gồm nhiều bông có màu trắng, kích thước khoảng 7-9mm, mùi thơm nhẹ. Hoa thường nở vào tháng 2-3 hàng năm.
– Quả Trắc thối dạng đậu hình trứng thuôn dài, dài từ 5-8 cm, rộng khoảng 2-3 cm. Quả không tự nứt khi chín như nhiều loại quả đậu khác
– Mỗi một quả chứa khoảng 1-2 hạt hình dẹt có đường kính khoảng 8-9mm
▼ Đặc điểm sinh lý, sinh thái cây Sưa đỏ (Trắc thối)

– Cây Trắc thối có tốc độ sinh trưởng trung bình
– Đây à cây ưa sáng, ưa đất sâu, dày, độ ẩm cao
– Sưa đỏ phân bố thích hợp nhất ở độ cao dưới 500m
– Cây có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh và sự khắc nghiệt của tự nhiên: mưa, nắng, gió, bão… Có khả năng tái sinh hạt tốt.
3. Tác dụng của cây Sưa đỏ (Trắc thối)

– Cây sưa đỏ ít sâu bệnh nên được trồng làm cây cảnh quan đường phố, khu dân cư, đô thị hay trong sân vườn có tác dụng thanh lọc không khí, cản bụi hiệu quả
– Quả sưa được dùng làm dược liệu trong đông y để điều trị một số bệnh
– Gỗ Sưa đỏ nhóm IA được dùng làm đồ nội thất, đồ gia dụng, đặc biệt là bàn ghế thờ cúng, tượng phật, thần tài, ông địa…vì nó có ý nghĩa tâm linh
4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Sưa đỏ (Trắc thối)
▼ Mật độ và khoảng cách trồng cây Sưa đỏ

– Khi trồng tập trung
+ Bình thường khi trồng tập trung thì khoảng cách hàng x hàng và cây x cây đều là 3m (tức là 1 ha trồng được khoảng 1.100 cây con)
+ Đôi khi khoảng cách cây x cây có thể lớn hơn, cụ thể là 2m, hàng x hàng là 3m (1 ha trồng 1.660 cây)
– Khi trồng theo sở thích riêng hoặc điều kiện ngoại cảnh
+ Khi trồng thì bạn cần nhẹ nhàng dùng tay xé bao bầu đất, tránh làm vỡ bầu đất, sau đó đặt xuống hố đã đào sẵn
+ Hố đã được bón phân lót (phân quế hoặc phân chuồng hoai mục) từ trước đó 5-10 ngày
+ Mặt bầu dưới mặt đất khoảng 5-10 cm
+ Tưới nước đầy đủ để cây có thể bén rễ tốt
▼ Thời vụ trồng cây Sưa đỏ
Thời vụ trồng cây phụ thuộc vào khu vực:
– Ở khu vực miền Bắc: khoảng từ tháng 2-4 là thời gian thích hợp nhất để trồng cây
– Ở khu vực Bắc Trung Bộ: từ tháng 9-11
– Ở khu vực Duyên hải Miền Trung: trồng cây từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau
– Ở khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ: từ tháng 6-9
▼ Kỹ thuật chăm sóc cây Sưa đỏ con

– Sau khi trồng bạn cần tưới ẩm đều trong 30 ngày giúp cây được bén rễ tốt
– Nếu trồng rừng thì nên tập trung trồng vào đầu mùa mưa sẽ tiết kiệm chi phí nhân công tưới nước
– Nếu trồng ít trong vườn nhà hoặc trồng nơi có thể chủ động nước tưới thì có thể trồng quanh năm, không cần theo mùa vụ
– Bạn nhớ tưới nước thường xuyên trong 1-2 tháng đầu sau khi trồng cây sưa đỏ con. Sau đó giảm lượng nước đi, nếu gặp thời tiết khô hạn thì phải kịp thời bổ sung tránh để cây bị héo, chết.
– Sau khi trồng khoảng 1 tháng, khi cây đã phát triển bình thường thì có thể bón các loại phân hóa học để kích thích sự phát triển
– Trong 3 năm đầu sau khi trồng cây, mỗi năm bạn phải làm cỏ bón phân từ 2-3 lần. Lượng phân bón cho mỗi cây là từ 0,1 – 0,2kg NPK với tỷ lệ 12:5:10