Chẹo tía là cây được trồng nhiều ở vùng rừng núi Việt Nam. Ngày nay ngoài trồng rừng, chẹo tía còn được trồng làm cây cảnh, cây bóng mát trong công viên hoặc ven đường phố, khuôn viên trường học, bệnh viện, mang không khí trong lành, cải thiện ô nhiễm.
1. Giới thiệu chung cây Chẹo tía

– Tên phổ thông: Chẹo tía
– Tên khác: Chẹo, Hoàng khởi, Peo, Nhân khởi, cây Cơi
– Tên khoa học: Engelhardtia roxburghiana Wall
– Họ thực vật: Juglandaceae (họ Hồ đào)
– Phân bố: Cây chẹo tía mọc hoang khắp các vùng rừng núi Việt Nam ở cả Trung Bộ và Bấc Bộ. Ngoài ra nó còn mọc nhiều ở Malaixia, Lào, miền Tây nam Trung Quốc.
2. Đặc điểm cây Chẹo tía
▼ Đặc điểm hình thái cây Chẹo tía

– Cây cao khoảng từ 6- 8m, nếu sống trong điều kiện thích hợp thì có thể cao tới gần 10m
– Đây là cây có gỗ lớn, có nhiều cành non có lông sát
– Lá kép lông chim nhẵn, thường gồm 2-5 đôi lá chét hình ngọn giáo, dài từ 5-15mm. Mặt trên lá có màu xanh đậm, mặt dưới màu nhạt hơn
– Hoa cái thỉnh thoảng có cuống, bầu có 4 đầu nhụy, không có vòi. Hoa đực mọc thành hình đuôi sóc, tụ thành chùy, hoa đực hầu như không cuống, bao hoa có 4 thùy 10 nhị.
– Quà chẹo tía mọc thành bống dài khoảng 25cm
– Hạt được bao bọc bởi lá bắc có 3 thùy
▼ Đặc điểm sinh thái, sinh lý cây Chẹo tía

– Cây chẹo tía mọc hoang nhiều trong rừng trung du miền núi phía Bắc từ Bắc Thái, Hà Bắc, Hà Tây qua Nghệ An tới Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng, Kontum. Một số còn phân bố ở Lào và phía Tây Nam Trung Quốc.
– Chẹo thuộc cây ưa sáng, chịu được điều kiện hanh khô, phù hợp ở những vùng khí hậu 2 mùa mưa và khô rõ rệt
– Tốc độ sinh trưởng của cây khá nhanh
– Cây ưa đất thoát nước, mọc trên nhiều loại đất như đất xám, đất đỏ bazan, chịu được điều kiện đất khô xấu.
– Cây chẹo tía được nhân giống bằng hạt hoặc được tái sinh bằng chồi.
3. Tác dụng của cây Chẹo tía

– Loại cây này được trồng làm cây cảnh, cây bóng mát trong công viên hoặc ven đường phố, khuôn viên trường học, bệnh viện, mang không khí trong lành, cải thiện ô nhiễm. Cụ thể:
+ Cây chẹo tía thường được chọn để sử dụng làm cây xanh đô thị, cây tiểu cảnh sân vườn, cây trang trí đường phố,…
+ Cây có vóc dáng cao, vòm lá rậm rất thích hợp để làm cây công trình cho bóng mát
+ Ngoài ra cây thường được đặt trồng trên các vỉa hè đường phố, làm cây bóng mát sân vườn,…
– Rễ cây có vi sinh vật cộng sinh có khả năng cố định đạm cải tạo đất
– Người dân một vài vùng đã dùng vỏ và lá cây chẹo tía giã nát cho vào nước suối đã ngăn để duốc cá
– Cây chẹo tía là một vị thuốc Nam quý, được sử dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền
4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Chẹo tía
▼ Chuẩn bị đất trồng cây chẹo tía
– San ủi đất trồng, đốt dọn cỏ, cày phá tơi đất trồng
– San bằng các gốc cây, gò mối, cày chảo 7 hai lần để đạt độ tơi của đất
– Thiết kế mật độ trồng: tùy theo mục đích trồng mà có mật độ trồng khác nhau (1.100 cây/ha, 1.650 cây/ha hoặc 2.200 cây/ha)
– Kích thước hố đào 30 x 30 x 30 cm
– Hố được đào trước và bón phân NPK (15-15-15) 50gr – 100 gr/hố, phân được trộn đều dưới đáy hố với lớp đất mặt
▼ Trồng cây chẹo tía như thế nào?

– Trước khi bạn bỏ cây xuống hố thì cần phải xé túi bầu. Lưu ý xe nhẹ tay để tránh bầu đất bị vỡ
– Cho cây con vào hố, giữ cho cây thẳng đứng, sau đó bạn hãy lấp đất cách mặt đất từ 3-4cm rồi dùng tay ấn chặt xung quanh gốc cây
– Sau khi trồng cây được từ 1 tuần đến 10 ngày thì bạn kiểm tra xem có cây nào chết không, nếu có thì những cây chết phải được dặm ngay
– Làm cỏ vun gốc sau 1 tháng trồng chẹo tía
– Định kỳ 6 tháng làm cỏ, bón phân và vun gốc một lần cho cây. Lưu ý lượng phân bón là100gr NPK/lần bón. Bón phân đầy đủ trong 3 năm đầu để cây được phát triển tốt nhất
– Sử dụng máy cơ giới cày sạch cỏ giữa 2 hàng cây từ năm thứ nhất đến năm thứ ba, việc này chỉ cần thực hiện 2 lần/năm
– Bạn nhớ ngăn chặn trâu bò vào phá hoại cây trồng và giáo dục nhân dân xung quanh về ý thức bảo vệ rừng
– Hãy phòng chống cháy rừng bằng cách cày sạch cỏ theo hàng, làm đường ranh ngăn lửa, biển báo cấm đốt lửa trong rừng