Áo cộc là một trong những cây được ghi vào sách đỏ, cây có vẻ đẹp hoang sơ nhưng không kém phần quyến rũ luôn hiên ngang khoe sắc cùng đất trời.
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY ÁO CỘC
Hoa của cây áo cộc
-Liriodendron chinense (Hemsl.) Sarg, 1903
-Liriodendron tulipifera L. var. chinense Hemsl, 1886
-Họ: Ngọc lan Magnoliaceae
-Bộ: Ngọc lan Magnoliales
2.ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CÂY ÁO CỘC
Lá cây áo cộc có hình dạng vô cùng đặc biệt nên nhiều người thích dùng cây là cây cảnh
Cây áo cộc mọc rải rác trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa ẩm, ở thung lũng, khe nước hay chân núi. Cây có cách nhân giống bằng hạt và chồi. Ra hoa tháng 5 – 6, có quả chín tháng 9 – 10.
Cây áo cộc là loài cây leo rũ từ 0,5-3 mét. Khi hoa nở sẽ tạo thành một chuỗi hoa màu vàng rủ xuống vô cùng đẹp mắt.. Chuỗi vàng thuộc loại cây leo rủ, sống lâu năm, chiều cao khoảng 50-250 cm. Lá chuỗi vàng có hình bầu dục, hơi nhọn ở đầu, màu xanh đậm và bóng trông sẽ khá giống lá cây thiên lý
Cây gỗ to, rụng lá,, đường kính thân đến 0.9 – 1m. Phiến lá hình áo cộc, dài khoảng 10 – 18cm, rộng khoảng 11 – 19cm; cuống lá dài khoảng 7 – 14cm.
Hoa đơn độc, mọc ở đầu cành, dài 5cm, có 3 lá đài màu lục, 6 cánh hóa màu vàng vàng, gốc tía. Nhị và lá noãn nhiều, xếp lợp. Quả hình cọc sợi, dài 7 – 9cm, do nhiều quả cứng nhỏ có cánh tạo thành, trong mỗi quả nhỏ có 1 – 2 hạt.
Mùa hoa tháng 6 – 7, mùa quả chín tháng 9 – 10. Cây tái sinh bằng hạt và chồi.
Cây mọc nhanh, tuổi thọ cao.
Phân bố:
Lào Cai, Sơn La. Còn có ở Trung Quốc.
3.CÔNG DỤNG CỦA CÂY ÁO CỘC
Hoa áo cộc có màu vàng tươi nổi bật giữa đất trời
Cây là nguồn gen vô cùng qúy, hiếm và độc đáo. Gỗ dùng để xây dựng và đóng đồ dùng gia đình. vỏ cây áo cộc có tác dụng trừ bệnh phong thấp. Lá cây có hình dạng lạ nên có thể trồng làm cây cảnh.
Bộ phận dùng:
Rễ và vỏ cây – Radix et Cortex Liriodendronis.
Tính vị, tác dụng:
Vị cay, tính ấm. Rễ khư phong trừ thấp, cường tráng gân cốt.
Công dụng:
Ở Vân Nam (Trung Quốc), rễ dùng trị phong thấp tê đau khớp xương. Vỏ dùng trị bệnh do thủy thấp phong hàn dẫn tới ho, khí cấp, miệng khát, tứ chi yếu mỏi
4.YÊU CẦU KỸ THUẬT KHI TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ÁO CỘC
Cây nằm trong sách đỏ cần tìm lại, trước hết là ở vùng núi Hoàng Liên Sơn. Xác định múc độ đe dọa và từ đó đề xuất các biện pháp bảo vệ thích hợp. Nếu thu được hạt giống cần đưa ngay vào trồng trong các vườn thực vật ở các vùng sinh thái tượng tự.
Thời gian: Sau khi trồng cây từ 1 đến 3 tháng phải tiến hành chăm sóc cây ngay, chăm sóc liên tục đến 4 năm
Số lần chăm sóc : năm thứ nhât và năm thứ hai, mỗi năm chăm sóc 2 đến 3 lần. Năm thứ ba và năm thứ tư, mỗi năm chăm sóc 1 đến 2 lần
-Trồng cây dứa dại và một số cây khác làm hàng rào bao quanh
-Chặt bỏ dây leo, cây dại chèn ép cây . Tránh sự chèn ép về ánh sáng, dinh dưỡng đối với cây rừng
-Diệt cỏ mọc xen với cây –
-Loại bỏ cây dại tranh ánh sáng, dinh dưỡng của cây áo cộc
-Dùng cuốc xới đất xung quanh gốc, vun vào gốc cây
-Giữ cho cây vững.cung cấp dinh dưỡng cho cây
-Cung cấp phân bón cho cây ngay trong năm đầu
-Bổ sung kịp thời dinh dưỡng cho cây
-Tỉa cây ở hố có nhiều cây,để lại 1 cây/hố. Trồng vào chỗ cây chết,thưa
-Đảm bảo mật độ cây